Nội dung
Cách quản lý tiền bạc của người Do Thái được xem là một trong những cách quản lý tiền bạc thông minh và sáng tạo bậc nhất trên thế giới. Đối với con cái, họ cũng có cách dạy con sử dụng và quản lý tiền theo một cách đặc biệt từ rất sớm.
Người Do Thái không phải từ khi sinh ra đã có khả năng quản lý tài chính tốt. Họ được cha mẹ rèn luyện dạy bảo những kỹ năng kiếm tiền, sử dụng và quản lý tài chính một cách khôn ngoan ngay từ khi còn rất nhỏ.
Dạy con về tiền theo từng giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền
Ngay khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.
Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền
Nhiều cha mẹ không cho con cái mình quản lý tiền tiêu vặt, trong khi đó cha mẹ người Do Thái lại cho rằng, không cho con cầm tiền khiến chúng chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.
Khi con được khoảng 10 tuổi, cha mẹ Do Thái sẽ lập cho con một tài khoản riêng với một số tiền nhất định, hướng dẫn con cách chi tiêu và tiết kiệm sao cho thông minh và khoa học. Con cái sẽ biết chịu trách nhiệm về hành vi chi tiêu của mình.
Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ người Do Thái dạy cho con những quy tắc kiếm tiền, quy tắc đầu tư, xoay vòng vốn. Họ dạy con hiểu được bài học về những đồng tiền do chính công sức mình bỏ ra mà có được.
Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản lý tài chính
Không chỉ dạy con cách kiếm tiền, cha mẹ người Do Thái còn dạy con tiết kiệm tiền ra sao, chi tiêu đúng mức như thế nào. Họ dạy con cả những quy cách ngân hàng, những mẹo đầu tư thông minh.
Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng sau việc quản lý tài chính
Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động.
Để dạy con quản lý tiền bạc khôn ngoan, cha mẹ người Do Thái sẽ sử dụng 5 chiếc lọ, mỗi lọ đều được dán nhãn cẩn thận với 5 tên tương ứng: chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế.
Người Do Thái không phải từ khi sinh ra đã có khả năng quản lý tài chính tốt. Họ được cha mẹ rèn luyện dạy bảo những kỹ năng kiếm tiền, sử dụng và quản lý tài chính một cách khôn ngoan ngay từ khi còn rất nhỏ.
Dạy con về tiền theo từng giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền
Ngay khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.
Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền
Nhiều cha mẹ không cho con cái mình quản lý tiền tiêu vặt, trong khi đó cha mẹ người Do Thái lại cho rằng, không cho con cầm tiền khiến chúng chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.
Khi con được khoảng 10 tuổi, cha mẹ Do Thái sẽ lập cho con một tài khoản riêng với một số tiền nhất định, hướng dẫn con cách chi tiêu và tiết kiệm sao cho thông minh và khoa học. Con cái sẽ biết chịu trách nhiệm về hành vi chi tiêu của mình.
Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ người Do Thái dạy cho con những quy tắc kiếm tiền, quy tắc đầu tư, xoay vòng vốn. Họ dạy con hiểu được bài học về những đồng tiền do chính công sức mình bỏ ra mà có được.
Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản lý tài chính
Không chỉ dạy con cách kiếm tiền, cha mẹ người Do Thái còn dạy con tiết kiệm tiền ra sao, chi tiêu đúng mức như thế nào. Họ dạy con cả những quy cách ngân hàng, những mẹo đầu tư thông minh.
Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng sau việc quản lý tài chính
Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động.
Để dạy con quản lý tiền bạc khôn ngoan, cha mẹ người Do Thái sẽ sử dụng 5 chiếc lọ, mỗi lọ đều được dán nhãn cẩn thận với 5 tên tương ứng: chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế.
Liên kết
Mã số
iB862725
- Báo cáo bài đăng Hủy báo cáo
-
- Đánh giá: 0
- Lượt đánh giá: 0
- 230 Số lượt xem